Tinh dầu quế
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Tinh dầu quế là gì?
Cây quế được trồng phổ biến ở các khu vực nhiệt đới châu Á như Việt Nam, Ấn Độ và Sri Lanka. Cây quế có tên khoa học là Cinnamomum Cassia BI, thuộc giống Cinnamomum, họ Lauraceae. Cả Vỏ cây và lá cây thuộc chi này đều có tinh dầu thơm.
Vỏ cây quế dùng để chiết xuất lấy tinh dầu. Tinh dầu quế có màu vàng và hương thơm đặc trưng ấm và mạnh. Thành phần aldehyd cinamic là chủ yếu chiếm khoảng 70 - 90%. Ngày nay, tinh dầu quế được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.
Điều chế sản xuất
Quế được thu hoạch về sau đó được đưa vào ủ cho đến khi đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa vào sản xuất tinh dầu.
Quế nguyên liệu được nghiền nhỏ bằng máy nghiền có công suất lớn khoảng 1 tấn nguyên liệu/1 lồng. Sau đó nguyên liệu được đưa vào nồi hấp. Nồi hấp phải đủ tiêu chuẩn áp lực hơi từ 1 - 5 atmosphere. Khi đưa nguyên liệu vào nồi hấp xong đậy kín và siết chặt nồi. Đồng thời đốt lò hơi để cấp hơi chiết xuất.

Nguyên lý chiết xuất tinh dầu quế bằng phương pháp cũng tương tự nguyên lý nấu rượu. Khi hơi nước từ nồi hơi chuyển qua nồi hấp sẽ cuốn theo tinh dầu được dẫn quan bình làm mát làm giảm nhiệt độ từ 160 độ xuống còn 30 độ.
Khi chiết xuất sẽ thu được hỗn hợp nước và tinh dầu sau đó sẽ được chứa vào bình lắng. Tinh dầu quế nặng hơn nước nên sẽ lắng xuống dưới, sau khoảng 1 giờ sẽ có sự tách biệt hoàn toàn.
Tinh dầu quế thu được sẽ được bảo quản sau đó tiếp tục tinh lọc nâng cao để loại bỏ hết nước và bụi bẩn. Mỗi nồi hấp như vậy sẽ thu được khoảng 4 - 7kg tinh dầu quế.
Cơ chế hoạt động
Chiết xuất quế, tinh dầu và các hợp chất của chúng đã được báo cáo là có khả năng ức chế vi khuẩn bằng cách làm hỏng màng tế bào. Làm thay đổi cấu trúc lipid; ức chế ATPase, phân chia tế bào, porin màng, nhu động và hình thành màng sinh học, thông qua các hiệu ứng cảm biến chống đại số.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Ellagic Acid là gì?
Ellagic Acid là một chất tự nhiên gọi là polyphenol, được tìm thấy ở những loại trái cây mọng nước (quả mâm xôi, dâu tây, quả mâm xôi, nam việt quất và lựu), các loại hạt, lá sồi, lá, vỏ cây hạt dẻ, nấm Phellinus linteus…

Ngoài những thực phẩm tự nhiên giàu Ellagic Acid kể trên, các nhà sản xuất cũng đưa Ellagic Acid vào trong chế phẩm thực phẩm chức năng. Với đặc tính chống oxy hóa mạnh, Ellagic Acid có thể giúp chống viêm và chống tăng sinh cũng như nhiều lợi ích cho sức khỏe khác nữa.
Nghiên cứu cho thấy, sản phẩm chứa kết hợp giữa hai hoạt chất Ellagic Acid và Salicylic Acid cũng có tác dụng tương tự như hydroquinone trong giảm nám da.
Điều chế sản xuất Ellagic Acid
Ellagic Acid là polyphenol tự nhiên được chiết xuất từ thực vật thông qua quá trình thủy phân tannin.
Cơ chế hoạt động của Ellagic Acid
Hoạt động như một chất chống oxy hóa, Ellagic Acid có thể trung hòa các hợp chất có hại được gọi là các gốc tự do để bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại và stress oxy hóa.

Bên cạnh đó, Ellagic Acid giúp làn da trở nên sáng lên thông qua cơ chế ức chế enzyme tyrosinase. Đây là một loại enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp melanin.
Sulfur trong mỹ phẩm là gì?
Sulfur (lưu huỳnh) là nguyên tố tự nhiên có sẵn rất phong phú tại các vùng núi lửa và có thể được tìm thấy ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfur và sulfate có màu vàng chanh.
Lưu huỳnh tinh khiết cũng có mặt trong các khoáng chất khác như thạch cao, muối Epsom. Acid sulfuric (H2SO4) là dạng được sử dụng phổ biến nhất của sulfur.
Theo nghiên cứu, ngay từ thời xa xưa, sulfur đã được sử dụng điều trị các vấn đề liên quan đến làn da như viêm da, gàu, rosacea và mụn cóc…

Người La Mã đã biết tắm trong nước ấm chứa lưu huỳnh để chữa các loại mụn ngứa, hay người Ai Cập cổ đại đã dùng lưu huỳnh để tạo ra loại thuốc bôi điều trị bệnh chàm. Thậm chí, từ hơn 2000 năm trước, giới y học cổ truyền Trung Quốc đã tìm thấy sulfur và đưa vào làm thuốc mỡ chăm sóc da. Vào thời Trung cổ, việc đắp mặt nạ lưu huỳnh giúp làm trắng da, giảm thâm nám cũng đã rất phổ biến.
Ngày nay, trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, loại khoáng chất này vẫn thường được đưa vào công thức các thành phần điều chế sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là trong sản phẩm đặc trị mụn trứng cá.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng mụn của da mà nồng độ sulfur thường dùng trong mỹ phẩm sẽ có liều lượng phù hợp.
Cơ chế hoạt động của Sulfur khi trị mụn
Trong điều trị mụn trứng cá, sulfur có cơ chế hoạt động tương tự benzoyl peroxide và axit salicylic. Tuy nhiên, sulfur thường được ưa chuộng cho người có làn da nhạy cảm vì hoạt chất này tác động nhẹ nhàng trên da hơn.
Sulfur có cơ chế làm giảm dầu thừa cũng như làm dịu vết mụn đỏ. Thành phần này tác động làm khô lớp tế bào da trên cùng, thúc đẩy lớp biểu bì khô lại và bong tróc theo cách sau đây:

-
Làm khô bề mặt da, loại bỏ dầu thừa, giảm độ bóng dầu trên da.
-
Tiếp theo, sulfur sẽ làm da bong tróc, tẩy đi lớp tế bào chết giúp cho lỗ chân lông được sạch sẽ, thông thoáng hơn. Đồng thời, mụn cũng khô và bong ra theo lớp da trên cùng.
-
Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lưu huỳnh còn loại bỏ vi khuẩn mụn nằm ẩn sâu trong lỗ chân lông, hiệu quả ngăn ngừa mụn hình thành trở lại. Đó là lý do vì sao lưu huỳnh thích hợp để điều trị mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm, trong khi BHA và AHA hiệu quả dùng điều trị mụn đầu trắng, đầu đen.
Sodium Hyaluronate là gì?
Sodium hyaluronate hay còn gọi là Natri hyaluronate là muối natri của Acid hyaluronic, một Glycosaminoglycan được phân bố rộng rãi trong chất nền ngoại bào của các mô liên kết, biểu mô và thần kinh của động vật có vú cũng như nội mô giác mạc.

Sodium hyaluronate được biết như một chất giữ ẩm và làm lành vết thương. Chất này gồm các phân tử nhỏ thấm vào da dễ dàng, hoạt động bằng cách kéo độ ẩm từ môi trường và giữ nước trong lớp hạ bì. Khi tuổi tác càng lớn, da có xu hướng khô và có nhiều nếp nhăn do mất nước. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa Sodium hyaluronate giúp giữ ẩm cho da, mang lại cho bạn làn da mịn màng, tươi trẻ và giảm các dấu hiệu lão hóa.
Ngoài tác dụng với làn da, Sodium hyaluronate cũng có lợi cho sức khỏe khớp và mắt.
Điều chế sản xuất
Chiết xuất Sodium Hyaluronate tự nhiên có thể tìm thấy trong lúa mì, từ sự lên men của vi khuẩn, từ cuống rốn của động vật có vú, từ mào gà hoặc do tổng hợp.
Cơ chế hoạt động
Sodium hyaluronate hoạt động như một chất bôi trơn của mô và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các tương tác giữa các mô lân cận. Chất này tạo thành một dung dịch nhớt có tính đàn hồi trong nước để bảo vệ cơ cho mô (mống mắt, võng mạc) và các lớp tế bào (giác mạc, nội mô và biểu mô).
Tính đàn hồi của dung dịch giúp hấp thụ áp lực cơ học và cung cấp đệm bảo vệ cho mô. Để tạo thuận lợi cho việc chữa lành vết thương, Sodium hyaluronate hoạt động như một phương tiện vận chuyển và bảo vệ, đưa các yếu tố tăng trưởng peptide và các protein cấu trúc khác đến nơi chờ thực hiện. Sau đó, các enzyme bị phân hủy và hoạt tính protein được giải phóng để thúc đẩy quá trình sửa chữa mô.
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là gì?
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là một chất diester của axit isostearic và diglycerine. Nó thuộc về một nhóm được gọi là este axit béo polyglyceryl. Đây là một chất lỏng có hiệu quả trong việc phân tán sắc tố vô cơ, nên thường được sử dụng trong các mỹ phẩm có màu.
Công thức hóa học của Polyglyceryl - 2 Triisostearate
Điều chế sản xuất Polyglyceryl-2 Triisostearate
Axit béo có trong dầu dừa và dầu cọ được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. Là chất lỏng sền sệt màu hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của axit béo.
Cơ chế hoạt động
Một chất nhũ hóa hiệu quả cho các công thức nước trong dầu
Polyglyceryl - 2 Triisostearate đặc biệt nhẹ nhàng trên da và dịu nhẹ, lý tưởng cho các sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Chất nhũ hóa đặc biệt linh hoạt trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng được cả trong các công thức của Quy trình nóng và lạnh.
Khả năng phân tán
Polyglyceryl- 2 Triisostearate có khả năng phân tán vượt trội của các chất màu vô cơ; khả năng tương thích tốt với các loại dầu và sáp; độ ổn định oxy hóa cao.
Phenoxyethanol là gì?
Phenoxyethanol hay còn được biết đến là Ethylene Glycol Monophenyl Ether Phenoxyethanol hoặc Ethylene Glycol Monophenyl Ether, có công thức hóa học là C6H5OC2H4OH. Do là một chất lỏng không màu với mùi dễ chịu, Phenoxyethanol được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống như trong nông nghiệp hoặc công nghiệp mỹ phẩm.
Công thức hóa học của Phenoxyethanol
Mặt khác, Phenoxyethanol còn là một ete glycol và chất bactericide (có chức năng như một chất tẩy trùng, khử trùng hoặc kháng khuẩn) được sử dụng chủ yếu như là chất cố định nước hoa, chất bảo quản mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp.
Theo nghiên cứu, Phenoxyethanol là chất bảo quản mỹ phẩm thông dụng, nằm trong danh sách những chất ít gây kích ứng nhất trong các công thức mỹ phẩm. Chất này không phóng thích formaldehyde, và được chấp thuận trên toàn thế giới (bao gồm cả Nhật Bản và EU). Để đảm bảo an toàn, nồng độ tối đa được sử dụng trong các công thức mỹ phẩm là 1%.
Phenoxyethanol đã được Ban chuyên gia CIR thẩm định nhiều lần về độ an toàn cho sức khỏe con người và trên da. Dễ thấy, Phenoxyethanol là thành phần xuất hiện trong kem dưỡng da, dưỡng ẩm, dầu gội đầu, dầu xả tóc, sơn móng tay, nước rửa tay, kem đánh răng, kem chống nắng, …
Thật bật ngờ, khi trong tự nhiên, Phenoxyethanol được tìm thấy trong rau diếp xoăn và trà xanh. Sự ra đời của Phenoxyethanol đã thay thế cho paraben khi hợp chất này bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các đặc tính gây mê của Phenoxyethanol làm giảm cảm giác đau tạm thời khi bôi lên da và có thể khử trùng nhẹ.
Phenoxyethanol được tìm thấy trong rau diếp xoăn và trà xanh
Điều chế và sản xuất Phenoxyethanol
Phenoxyethanol thường được sản xuất công nghiệp bằng cách hydroxyethyl hóa phenol.
Cơ chế hoạt động của Phenoxyethanol
Phenoxyethanol đóng vai trò chủ yếu là một glycol ether. Nhờ đặc tính và cơ chế hoạt động nổi bật, hợp chất này được sử dụng như một chất bảo quản trong các sản phẩm mỹ phẩm và thuốc. Phenoxyethanol có khả năng chịu được nhiệt độ cao, ổn định ở nhiệt độ 85 độ C và hoạt động ở pH 3 – 10.
Với đặc tính chăm sóc da, hợp chất hữu cơ này lại đóng vai trò như rượu ether có đặc tính thơm và làm tăng mùi hương của sản phẩm chăm sóc da.
Hợp chất hữu cơ này có đặc tính kháng khuẩn chống lại nấm men, vi khuẩn và nấm mốc. Những thuộc tính này giúp Phenoxyethanol hoạt động như một chất bảo quản chống sự xâm nhập của mầm bệnh trong các sản phẩm đóng chai.
Prunus Amygdalus Dulcis Oil là gì?

Có hai loại cây hạnh nhân: Loại cho quả ngọt và loại cho quả đắng. Hạnh nhân ngọt (Prunus amygdalus dulcis) được sử dụng để làm dầu hạnh nhân, hạnh nhân đắng (Prunus amygdalus amara) thường được sử dụng như nguyên liệu làm nước hoa.
Prunus Amygdalus Dulcis Oil hay còn gọi là dầu hạnh nhân ngọt là một loại dầu cố định màu vàng nhạt, không tan trong nước, có nguồn gốc từ hạt của cây hạnh ngọt (Tên thực vật là Prunus dulcis var. Dulcis).
Đây là loại dầu chứa các dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng da và tóc gồm Vitamin A, E, các axít béo Omega-3 và kẽm… Đáng chú ý là hàm lượng Oleic Acid có trong hạnh nhân ngọt chứa 55 - 86% và Linoleic Acid chiếm 7 - 35%.
Điều chế sản xuất
Để sản xuất dầu hạnh nhân ngọt, sau khi thu hoạch hạt hạnh nhân, trải qua quá trình tách vỏ, làm khô, bẻ vụn, ép lạnh và/ hoặc chiết xuất dung môi để chiết xuất dầu.
Cơ chế hoạt động
Tổ chức Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) đã xem xét các nghiên cứu dược lý và chỉ ra rằng dầu hạnh nhân ngọt được hấp thụ chậm, nguyên vẹn qua da, không gây dị ứng và an toàn khi sử dụng trực tiếp trên da.
Deionized Water là gì?
Deionized Water (còn được gọi là nước Deionized, nước DI, nước Denim) là loại nước siêu tinh khiết với điện trở suất lên đến lên đến 18.2 Megohm-cm.
Deionized Water được xem là nước khử ion, có khả năng loại bỏ khỏi dung dịch tất cả các khoáng chất và muối ion hóa hữu cơ lẫn vô cơ thông qua quá trình trao đổi ion. Nhờ quá trình khử ion mà tạo ra một loại nước có độ tinh khiết cao tương tự như nước cất. Tuy nhiên, so với chưng cất, quy trình khử ion này diễn ra nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

Bên cạnh đó, do nước ở mức độ cực kỳ tinh khiết xuống cấp nhanh chóng nên khử ion là một tính năng quan trọng trong quy trình theo yêu cầu cung cấp nước tinh khiết cao khi cần thiết.
Có thể nói, Deionized Water hay nước khử ion đã trở thành thành phần thiết yếu trong đời sống hiện nay, bao gồm y tế, quy trình thí nghiệm, dược phẩm, sản xuất điện tử, chế biến thực phẩm, mạ, vô số quy trình công nghiệp, và thậm chí cả nước rửa tại chỗ. Đặc biệt, Deionized Water là thành phần vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ đặc tính siêu tinh khiết, cũng như là dung môi làm sạch “hoàn hảo” cho sản phẩm.
Điều chế sản xuất Deionized Water
Phương pháp sản xuất Deionized Water phải qua nhiều bước mới thu được kết quả sau cùng đạt độ tinh khiết cao.
Đầu tiên, người ta dùng một vật liệu gọi là màng RO trong quá trình thẩm thấu ngược để lọc nước. Màng RO có tính chất đặc biệt là chỉ cho phép nước đi qua còn những tạp chất và muối Ion hóa đều sẽ bị loại bỏ.
Tiếp theo bước thẩm thấu ngược là bước chưng cất nước bằng cách ngưng tụ hơi nước thành chất lỏng, sau đó là loại bỏ khoáng chất, tạp chất (bao gồm hữu cơ và vô cơ).
Bước cuối cùng là quá trình khử ion để loại bỏ muối/ion khoáng dưới dạng phân tử ra khỏi nước và thu được sản phẩm Deionized Water.
Nước DI này có độ tinh khiết tuyệt đối, chỉ còn lại các phân tử nước đạt chỉ số dẫn điện dưới 3µS/cm (µS được viết tắt là Microsiemens hay còn gọi là micro giây).
Sodium Laureth Sulfate là gì?
Sodium Laureth Sulfate (hay còn gọi là Natri Laureth Sulfate) là chất tẩy rửa gốc sulfate được tìm thấy trong dừa. Nhờ chứa lượng cồn béo cao mà Sodium Laureth Sulfate có thể mang lại tác dụng làm sạch da hiệu quả và dịu nhẹ. Nhiều người thường nhầm lẫn Sodium Laureth Sulfate với thành phần Sodium Lauryl Sulfate - dù không phải là chất độc hại nhưng được biết đến là thành phần có thể gây khô da và kích ứng.

Các chuyên gia đã khẳng định, thành phần Sodium Laureth Sulfate là an toàn cho việc sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da. Bởi không như các sulfate ether hoạt tính mạnh khác, thành phần Sodium Laureth Sulfate không chứa cồn ethyl/isopropyl nên không có khả năng gây ra hỏa hoạn.
Điều chế sản xuất
Sodium Laureth Sulfate được điều chế bằng cách etoxyl hóa dodecanol. Sản phẩm etoxylat sau đó được chuyển thành hợp chất cơ sunfat (este một lần với axit sunfuric), tiếp theo sẽ được trung hòa để tạo thành muối natri.
Cơ chế hoạt động
Sodium Laureth Sulfate có cơ chế hoạt động bề mặt, tạo bọt để làm sạch và trôi các vi khuẩn/chất bẩn.
Nylon-12 có công thức hóa học [(CH₂) CNH], được tạo ra từ các Monome-Aminolauric hoặc Laurolactam mà mỗi loại có 12 carbons nên có tên là “Nylon-12”.
Nylon-12 là một trong một số polime nylon có mặt phổ biến trong các công thức của kem dưỡng da tay, mỹ phẩm trang điểm, mascara, sơn móng tay… với công dụng chính là giúp tạo bọt, làm trắng cũng như kiểm soát độ nhớt cho sản phẩm.

Nylon-12 có dạng bột, đặc tính không mùi, màu trắng hơi vàng nhẹ, được sử dụng như một vi cầu polime (một dạng cầu nhỏ từ các tiểu đơn vị lặp lại). Nylon-12 có thể dùng thay thế cho chất Talc, mica trong sản phẩm, giúp mang lại cảm giác mềm mại tương tự nhưng không làm bít tắc lỗ chân lông của da.
Nylon-12 có tính trượt lớn, hấp thụ dầu vừa phải, rất ít khả năng gây dị ứng. Kích thước micron của Nylon-12 trung bình 6-9 micron.
Insulin Pork là gì?
Insulin là hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Insulin được tạo ra bằng cách phân lập tuyến tụy của động vật như bò và lợn từ những năm 1920-1980. Insulin người và lợn có sự khác biệt trong thành phần amino acid. Khi dùng insulin có nguồn gốc từ lợn đã gây ra một số tác dụng phụ. Quá trình sản xuất và làm tinh khiết insulin giai đoạn đó còn gặp nhiều khó khăn.
Công ty Genetech (Hoa Kỳ) đã sản xuất insulin bằng kỹ thuật di truyền đầu tiên vào năm 1982. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm thành công và sản phẩm được đưa ra thị trường.
Insulin chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể, insulin tác dụng đến việc chuyển hóa gan và các mô mỡ thành năng lượng ATP cung cấp cho hoạt động cơ thể. Insulin tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy từ bộ máy tổng hợp protein trong tế bào, và có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu.
Điều chế sản xuất
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm thành công là năm 1982. Sản phẩm insulin là của Công ty Genetech được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền đầu tiên.
Người ta dùng kỹ thuật tái tổ hợp AND chuyển gen mã hóa insulin vào tế bào vi khuẩn, E.coli sẽ sinh tổng hợp tạo ra loại peptit khi được nuôi cấy trong môi trường thích hợp.
Sản xuất theo quy trình sau: Cần chuẩn bị đoạn oligonucleotide mã hóa cho insulin: Theo trình tự cấu trúc các amino acid của insulin, có 2 chuỗi polypeptid A và B nối với nhau bằng hai cầu disulfur và 51 amino acid. Người ta đã mã hoá cho hai chuỗi A, B và tạo dòng gen tách biệt.

Phương pháp dùng plasmid của vi khuẩn hay nấm men, bằng enzyme hạn chế cắt plasmid. Nối đoạn gen mã hóa cho insulin tạo vector tái tổ hợp (pBR322), chuyển vector pBR322 vào vi khuẩn E.coli.
Vi khuẩn E.coli được lên men ở môi trường phù hợp, tách chiết thu được sản phẩm là polypeptid A và B. Trộn hai loại peptid bằng phương pháp hóa học enzym để xử lý để tạo cầu disulfur.
Cơ chế hoạt động
Insulin cần được gắn vào tế bào đích thông qua thụ cảm thể (receptor) của insulin trên bề mặt tế bào để phát huy tác dụng.
Talc là gì?
Talc là một loại khoáng chất có dạng bột mềm mịn màu trắng, không mùi tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố magie, silicon và oxy. Loại bột này có khả năng hấp thụ độ ẩm tốt và giảm ma sát, mang lại lợi ích cho người sử dụng giữ cho làn da khô thoáng và ngăn ngừa phát ban.
Bột Talc được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm như phấn rôm trẻ em, phấn phủ cơ thể và mặt ở người lớn, cũng như trong một số sản phẩm tiêu dùng khác.

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm, tuy nhiên vẫn có nhiều lo ngại về tính an toàn của bột Talc. Nguyên nhân là do một số tài liệu khoa học được công bố từ những năm 1960 đã cho thấy mối liên hệ có thể xảy ra giữa việc sử dụng sản phẩm có chứa bột Talc và tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này không chứng minh chắc chắn và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã và đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.
Ngoài ra, một lo ngại khác là nghi ngờ khả năng nhiễm amiang của bột Talc do đây là 2 khoáng chất tự nhiên từ silicat và được khai thác gần nhau. Tuy nhiên, amiang có cấu trúc tinh thể khác với bột Talc và được biết đến là chất có khả năng gây ung thư khi hít phải.
Do đó, FDA liên tục điều tra tích cực các sản phẩm có chứa bột Talc được bày bán trên thị trường trong nhiều năm qua. Trên cơ sở đó, FDA sẽ thông báo đến người tiêu dùng về danh sách những sản phẩm có chứa bột Talc và không chứa amiang.
May mắn là phần lớn những sản phẩm được kiểm tra có chứa bột Talc nhưng không chứa chất gây ung thư là amiang và được coi là an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn. Các sản phẩm có chứa bột Talc, xét nghiệm cho thấy có amiang thường bị thu hồi. Điển hình như sản phẩm phấn dưỡng thể thương hiệu Johnson & Johnson có chứa bột Talc đã bị kiện vì liên quan đến việc tìm thấy amiang trong sản phẩm.
Mặc dù có nhiều tranh cãi và vấn đề pháp lý đang diễn ra, nhưng mỹ phẩm có chứa bột Talc và không chứa amiang được coi là an toàn để sử dụng trong trang điểm và chăm sóc da.

Điều chế sản xuất Talc
Talc là một muối hydropoly silicate tự nhiên được tìm thấy tại nhiều nơi trên trái đất như Úc, Trung Quốc, Ý, Ấn Độ, Pháp và Mỹ.
Độ tinh khiết của Talc thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của nó từ các quốc gia khác nhau. Ví dụ, ở Ý, tạp chất phổ biến là calcium silicate; ở Ấn Độ, là nhôm và sắt oxid; ở Pháp, tạp chất là nhôm oxid; ở Mỹ là calcium carbonate, sắt oxid hoặc nhôm oxid.
Talc tự nhiên được khai thác và được nghiền thành bột trước khi được đưa vào quá trình tuyển nổi để loạn bỏ các tạp chất đa dạng như tremolite, carbon, dolomite, sắt oxide, các muối của carbonate và magie.
Sau quá trình này, bột Talc được nghiền thành bột mịn, được xử lý với dung dịch HCl loãng, được rửa với nước và sau đó được làm khô. Các giai đoạn xử lý này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tính chất vật lý của Talc.
Cơ chế hoạt động của Talc
Bột Talc có đặc tính hấp thụ rất tốt.
Chitosan là gì?
Chitosan là dẫn xuất N-deacetylated của Chitin – một Polysaccharid có nhiều trong nấm, nấm men, các động vật không xương sống ở biển và động vật chân đốt. Chất Chitin được dùng để sản xuất ra Chitosan.
Chitin là một Polysaccharide mạch thẳng, là một Polymer của nhiều đơn vị N-acetyl-glucosamine nối với nhau nhờ cầu β-1,4glucoside. Vì Chitin tự nhiên có trong vỏ tôm thường liên kết với Protein, Lipid, Canxi, sắc tố… nên thường phải làm sạch trước khi sử dụng để sản xuất Chitosan.

Hai bước chính để làm sạch Chitin gồm khử khoáng bằng Acid và khử Protein bằng kiềm hoặc một Enzyme protease. Chitosan liên quan chặt chẽ với Chitin, nung nóng Chitin trong dung dịch xút đậm đặc, các gốc Acetyl bị khử hết và Chitin chuyển thành Chitosan.
Trong thiên nhiên, Chitin còn hiện diện dưới nhiều hình thức: Khá tinh khiết (sâu bướm), trong các lớp rất mỏng (cánh bướm, với hiệu ứng màu tuyệt vời), cùng với các protein tạo thành sclerotin (chất chính trong bộ xương ngoài của côn trùng)…
Chitosan có khả năng tạo thành màng mỏng, kết hợp với nước, chất béo, ion kim loại, có tính kháng khuẩn…, vì vậy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong dược phẩm, mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất Chitosan
Chitin dễ dàng thu được từ vỏ cua, vỏ tôm và sợi nấm.
- Cách đầu tiên, sản xuất Chitin có liên quan đến các ngành công nghiệp thực phẩm, điển hình là ngành đóng hộp. Sản xuất Chitin và Chitosan phần lớn dựa vào vỏ tôm và vỏ cua được lấy về từ các nhà máy đóng hộp. Việc sản xuất Chitosan từ vỏ động vật giáp xác (được xem như dạng chất thải của ngành công nghiệp thực phẩm) mang tính khả thi rất cao về mặt kinh tế.
- Cách thứ hai, sản xuất phức hợp Chitosan-glucan đi liền với quá trình lên men, tương tự như việc sản xuất Axit citric từ nấm Aspergillus niger, Mucor rouxii và Streptomyces bằng cách xử lý kiềm và tạo ra phức hợp trên.
Chất kiềm loại bỏ protein và đồng thời có thể đẩy nhóm chức acetyl ra khỏi hợp chất Chitin. Tùy thuộc vào nồng độ kiềm, một số glycans hòa tan được loại bỏ. Việc sử dụng vỏ động vật giáp xác chủ yếu để loại bỏ protein và hòa tan một lượng lớn Calcium carbonate có trong vỏ cua. Hợp chất Chitin đã bị khử Acetyl sẽ được tạo ra trong dung môi 40% Sodium hydroxide ở nhiệt độ 1.200C liên tục 1 tới 3 giờ đồng hồ. Cách xử lý này tạo ra 70% Chitosan đã khử Acetyl.
Cơ chế hoạt động
Sự xuất hiện của các vi sinh vật kháng kháng sinh dẫn đến nhu cầu cấp thiết để phát triển các loại kháng sinh thay thế. Các vi hạt Chitosan (CM), có nguồn gốc từ Chitosan, đã được chứng minh là làm giảm sự phát tán của vi khuẩn E. coli O157: H7, cho thấy khả năng sử dụng CM như một chất kháng khuẩn thay thế. Tuy nhiên, cơ chế cơ bản của CM trong việc giảm sự phát triển của mầm bệnh này vẫn chưa rõ ràng.

Để hiểu phương thức hoạt động, cần nghiên cứu các cơ chế phân tử của hoạt động kháng khuẩn của CM bằng phương pháp in vitro và in vivo. CM là một chất diệt khuẩn hiệu quả với khả năng phá vỡ màng tế bào. Các thử nghiệm liên kết và nghiên cứu di truyền với một chủng đột biến ompA đã chứng minh rằng Protein màng ngoài OmpA của E. coli O157: H7 rất quan trọng đối với liên kết CM. Hoạt động liên kết này được kết hợp với tác dụng diệt khuẩn của CM.
Điều trị CM có hiệu quả làm giảm sự phát tán của E. coli gây bệnh trong tử cung so với điều trị kháng sinh. Vì độc tố Shiga được mã hóa trong bộ gen của xạ khuẩn thường biểu hiện quá mức trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, nên thường không khuyến cáo điều trị bằng kháng sinh vì nguy cơ cao mắc hội chứng urê huyết tán huyết.
Tuy nhiên, xử lý CM không tạo ra vi khuẩn hoặc độc tố Shiga ở E. coli O157: H7, cho thấy CM có thể là một ứng cử viên tiềm năng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do mầm bệnh này gây ra. Công việc này thiết lập một cơ chế cơ bản, nhờ đó CM phát huy hoạt tính kháng khuẩn, cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc điều trị các bệnh do nhiều mầm bệnh gây ra, bao gồm cả vi sinh vật kháng kháng sinh.
Sản phẩm liên quan







